Cách làm sữa chua đơn giản tại nhà.

Sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng, thơm ngon và được nhiều người yêu thích. Trong sữa chua lên men có các chất dinh dưỡng như  sắt, i-ốt, vitamin A, D, E, B12, Mg, Ca,… nên nó là thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Sữa chua giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động tốt, tăng khả năng miễn dịch. Ngoài ra, sữa chua còn hỗ trợ cho quá trình cải thiện vóc dáng, cân nặng và làn da của phái đẹp. Chính vì mang lại rất nhiều lợi ích nên nhiều người đều muốn tự làm sữa chua tại nhà. Thực tế, cách làm sữa chua tại nhà không khó. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm sữa chua đơn giản tại nhà siêu ngon, mịn, đặc sánh, và thơm mát.

Nguyên liệu:

  • 1 hộp sữa đặc
  • 1 lít sữa tươi không đường
  • 2 hộp sữa chua cái (có thể có đường hoặc không đường)
  • Hũ/lọ hoặc túi đã tiệt trùng để đựng sữa chua
  • Nồi hoặc thùng xốp để ủ sữa chua

Cách làm sữa chua tại nhà

Cách làm:

Làm hỗn hợp sữa:

  • Cho sữa tươi và sữa đặc vào trong cùng một nồi, thêm một ít lượng ấm khoảng 70-75 độ đễ sữa đặc tan nhanh. Bạn có thể điều chỉnh sữa đặc tùy theo khẩu vị của bạn.
  • Đun hỗn hợp trên bếp và khuấy đều tay cho đến khi sôi lăn tăn rồi tắt bếp. Để bớt nguội khoảng 30 phút.

Làm sữa cái.

Múc một cốc hỗn hợp sữa ấm hòa cùng sữa chua đóng hộp mua ngoài cửa hàng và khuấy đều, tạo thành sữa chua cái. Sau khi hỗn hợp sữa đã làm ở trên nguội bớt, đổ hỗn hợp sữa chua cái vào, khuấy đều tay, để thành phẩm sữa chua sau này sẽ mịn và ngon.

Lưu ý: sữa chua đóng hộp cần để ra khỏi tủ lạnh ở nhiệt độ thường cho tan rồi mới sử dụng để làm sữa chua tại nhà. Khi khuấy phải khuấy theo một chiều, càng khuấy đều thì sữa chua càng mịn.

  Cách làm sữa chua

Sau khi hỗn hợp đun đã nguội bớt, đổ sữa chua cái vào.

Lọc sữa chua.

Nhiều người làm sữa chua thường bỏ qua bước này. Tuy nhiên, để thu được sữa chua mịn, mượt như mong muốn, bạn cần dùng rây để lọc sữa chua.

Ủ sữa chua.

Chia nhỏ hỗn hợp sữa chua đã lọc trên vào những lọ thủy tinh nhỏ hoặc những túi nhỏ đã được tiệt trùng mà bạn đã chuẩn bị khi làm sữa chua tại nhà. Bạn có thể dùng một chiếc thìa lớn để múc sữa từ từ vào tất cả các hũ cho đến hết. Sau đó, bạn đậy nắp tất cả các hũ sữa vào cho chặt và tiến hành ủ sữa chua. Có nhiều cách để ủ chua, bạn có thể lựa chọn phù hợp với bạn:

Ủ chua bằng thùng xốp:

Cho tất cả các hũ sữa vào thùng đựng xốp để ủ và đặt các hũ không quá sát nhau. Đổ nước nóng theo tỷ lệ 2 nóng, 1 nguội ngập ⅔ hũ hoặc túi, đậy nắp thùng lại và ủ trong khoảng 7 – 8  tiếng.

·         Ủ chua bằng nồi cơm điện: Nước và thời gian tương tự như cách ủ với thùng xốp bằng cách để chế độ “keep warm” ở nồi cơm điện. Nếu trời lạnh bạn có thể để qua đêm.

·         Ủ chua bằng máy ủ chuyên dụng: Đặt cốc vào máy ủ, bật chế độ ủ tùy chọn, nếu mùa hè ủ 4 – 6 tiếng, mùa đông ủ 5 – 8 tiếng.

Sau khi ủ xong, bạn lấy hũ sữa chua ra khỏi thùng xốp/nồi cơm/máy ủ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn nên sử dụng trong vòng 8-10 ngày sau khi làm. Bạn có thể kết hợp ăn cùng với hoa quả để có được những món ăn vặt hấp dẫn nhất. Sữa chua có thể kết hợp với mít, xoài, trân châu, dưa hấu, nếp cẩm,… tạo ra những món ăn cực kỳ hấp dẫn.

Một số lưu ý khi làm sữa chua tại nhà.

Bạn nên sử dụng sữa chua trong vòng 5-7 ngày với bảo quản ngăn mát. Trong vòng từ 8-10 ngày nếu bảo quản ngăn đá. Bởi, nếu để lâu, các chất dinh dưỡng sẽ thay đổi và ảnh hưởng đến tiêu hóa của bạn.

Ngoài ra, một số người làm sữa chua hay bị dăm đá hoặc không đông. Bởi vì những lý do sau:

·         Không đảm bảo tỷ lệ kết hợp các nguyên liệu với nhau: sữa chua cái, nước, sữa tươi và sữa đặc. Kết hợp quá ít hoặc quá nhiều một loại nguyên liệu.

·         Hũ và túi đựng sữa chua không được tiệt trùng khô ráo, sạch sẽ.

·         Trong quá trình ủ sữa chua đã xê dịch vị trí thùng ủ, nồi ủ, ảnh hưởng đến sự lên men của sữa chua.

·         Thời gian ủ sữa chua quá lâu khiến sữa lên men quá đà và chua gắt, không tạo được thành phẩm như mình mong muốn.

Thời điểm ăn sữa chua và lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe:

Bạn nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính từ 1-2 tiếng. Đây là lúc thích hợp để các lợi khuẩn phát triển và cải thiện độ axit của dạ dày. Đặc biệt, buổi tối là thời điểm “vàng” để bạn ăn sữa chua bởi nó giúp hấp thụ canxi. Hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn giúp bạn không bị tích tụ mỡ thừa trong lúc ngủ. Bạn cũng có thể ăn sữa chua sau bữa ăn sáng để giúp bổ sung năng lượng cho một ngày làm việc. Đồng thời, tăng cường hệ tiêu hóa, giúp làn da trắng hồng và mịn màng hơn.

Việc ăn sữa chua thường xuyên sẽ tăng khả năng miễn dịch. Bổ sung nhiều lợi khuẩn tốt cho cơ thể bạn.

Ăn sữa chua hàng ngày còn giúp vóc dáng của phái nữa được thon gọn, làn da sáng, khỏe mạnh.

Sữa chua còn tốt cho người bị cao huyết áp bởi kali trong sữa chua sẽ giúp loại bỏ muối dư thừa trong cơ thể.

Với những thông tin về cách làm sữa chua được hướng dẫn ở trên, hi vọng bạn sẽ có được thành phẩm sữa chua trắng mịn, đặc sánh cho cả nhà thưởng thức.